10TA1
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
10TA1

Diễn đàn lớp 10TA1
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Chuyện vui! giai thoại của các nhà Hóa học 3

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 92
Join date : 17/11/2008

Chuyện vui! giai thoại của các nhà Hóa học 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Chuyện vui! giai thoại của các nhà Hóa học 3   Chuyện vui! giai thoại của các nhà Hóa học 3 EmptySun Nov 23, 2008 8:38 pm

13. MỌI PHÁT MINH ĐỀU DO VÔ TÌNH?



Năm 1878, nhà bác học Đức Phan-bec đã làm thí nghiệm với chất gọi là Cresolsunfanid do nữ hóa học Ana Phedoropna Vonkova đã điều chế ra lần đầu tiên. Một hôm vì đãng trí ông đã ngồi vào bàn ăn mà không rửa tay. Trong khi ăn, ông cảm thấy bánh mì ngọt một cách khác thường.



Muốn tìm hiểu nguyên nhân, Phan-bec lập tức chạy vào phòng thí nghiệm và tiến hành phân tích cẩn thận chất lỏng trong bình mà ông đã đổ các dung dịch vô ích vào đó. Hóa ra trong bình này có chứa một chất mà ông chưa hề biết đến, tạo ra khi ông làm thí nghiệm. Chất này gọi là SACCAROZƠ. Về độ ngọt thì nó ngọt hơn đường gấp 500 lần.



Năm 1903, nhà hóa học người Pháp là Benedichtut đã sơ ý chạm phải một cái bình thủy tinh rỗng và đánh rơi xuống sàn cách 3m rưỡi, ông rất lấy làm ngạc nhiên khi thấy cái bình mỏng manh không vỡ mà chỉ bị rạn nứt ngang dọc. Hóa ra bình này trước kia đã được dùng để đựng dung dịch Nitro Xenlulozơ tan trong ete, tức là một chất keo. Khi khô lại, chất keo tạo thành một màng rất mỏng, trong suốt và vững chắc ở mặt trong của thành bình và dính chặt vào thủy tinh. Màng này đã làm cho các mảnh thủy tinh rạn nứt gắn chặt vào nhau. Nhưng chẳng bao lâu vì quá bận rộn công việc nên Benedichtut đã quên khuấy câu chuyện thú vị này.



Sau một vài năm, qua báo chí ông thấy rằng trong các trường hợp rủi ro người lái xe và hành khách thường bị trọng thương do các mảnh kính vỡ bay vào. Benedichtut bỗng nhớ lại câu chuyện kia và quyết định điều chế một thứ thủy tinh không vỡ tan thành những mảnh sắc, gọi là thủy tinh TRIPOLEC, lắp vào các xe hơi.



14. GIAI THOẠI



Nhà vật lý người Mỹ Robert Wood và câu chuyện với Li.



Năm 1891, Robert vừa tốt nghiệp đại học. Ông đến Baitimore để học môn Hóa dưới sự hướng dẫn của giáo sư tên tuổi Remsen. Ông ta ở trọ trong một nhà gần trường đại học và được các sinh viên khác kể rằng bà chủ nhà thường lấy thức ăn thừa của ngày hôm trước để nấu lại làm thức ăn sáng ngày hôm sau, nhưng làm thế nào để chứng minh được điều này? Wood thường nổi tiếng về khả năng tìm ra những giải pháp đơn giản nhưng độc đáo cho các vấn đề. Ông cũng đã không hổ danh trong lần này.



Hôm đó, khi món bít – tết được dọn cho ông trong buổi cơm chiều, ông không ăn nhưng lại rắc lên đó chất clorua lithium, là 1 chất hoàn toàn vô hại và trông, nếm giống hệt muối ăn. Hôm sau, trong buổi điểm tâm, các sinh viên gom những lát thịt trong phần ăn của mình và đưa nó vào 1 quang phổ kế để xem xét. Một vạch đỏ xuất hiện trên quang phổ do việc phát xạ của Li tạo nên một chấm trên chữ i. Người chủ tham lam đã bị phát hiện.



Nhiều năm sau Wood vẫn còn nhớ lại một cách thích thú việc “điều tra hình sự” của mình...



15. SỰ DŨNG CẢM CỦA NHÀ HÓA HỌC



Schiller – nhà hóa học Thụy Điển xuất thân từ gia đình nghèo, phải bỏ học đi làm thuê cho một nhà bào chế. Từ năm 14 tuổi, cậu bé Schiller đã tự mình đi vào hóa học. Năm 1775, những công trình thực nghiệm của ông đã nổi tiếng thế giới. Ông đã phát minh nhiều định luật cơ bản của hóa học.



Schiller có thói quen làm việc say mê. Công việc thí nghiệm của ong phải tiếp xúc thường xuyên với các chất độc hoặc dễ nổ, cháy và có thể gây ra những tai họa bất ngờ.



Một hôm, trước khi vào phòng thí nghiệm, ông dặn người giúp việc: “Tôi sắp làm thí nghiệm với khí clo. Nếu chẳng may tôi ngã, gọi anh thì chớ vào vội mà phải mở tung cửa rồi chạy nhanh ra ngoài!”. Người giúp việc hốt hoảng can ngăn nhưng ông điềm nhiên: “Không thể được. Tính mệnh của tôi không phải là điều quan trọng! Quan trọng hơn là phải tìm ra những tính chất của khí clo cơ”. Người giúp việc chỉ biết lắc đầu mà thôi.



16. MƯU CAO CỦA NHÀ HÓA HỌC



Năm 1892, Nga Hoàng cử D.I Mendeleyev làm quan bảo vệ kho các vật chuẩn đo lường. Một lần, khi nghe tin Công tước tể tướng Mikhain sẽ đến thăm kho, ông bèn ra lệnh cho nhân viên lấy những đồ dùng bằng sắt lủng củng chất đầy các phòng và rải khắp các lối đi.



Khi hướng dẫn vị Công tước tể tướng đi thăm các phòng kho, thỉnh thoảng Mendeleyev lại nói:

- Xin lỗi, mời Ngài đi lối này ạ! Ngài coi chừng dưới chân, kẻo vấp ngã! Ở chỗ chúng tôi rất chật chội ạ...



Và bằng cách đó, ông đã đề nghị để chính phủ Nga Hoàng chấp nhận thêm ngân sách để mở rộng công trình nhà kho của ông.



17. GIẤC MƠ CỦA KEKULE



Nếu như giấc mơ của Mendeleyev khiến ông sắp xếp được hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, thì giấc mơ sau đây của Kekule lại xây dựng được cấu trúc vòng của phân tử Benzen.



“Tôi làm việc ở bàn viết với mọt cuốn sách và không đi đến đâu cả. Ý nghĩ của tôi lang thang. Các nguyên tố đang nhảy múa trước mặt tôi. Tuy nửa mơ nửa tỉnh nhưng tâm tư tôi có thể phân biệt được những chuỗi dài nguyên tử vặn vẹo đây đó như là những con rắn. Nhưng trời ơi! Một con rắn trong đó đột nhiên ngậm lấy cái đuôi của chính nó và quay cuồng trước mắt tôi tựa như trêu chọc tôi. Tôi giật nảy mình như bị sét đánh và tỉnh hẳn...”



Ông Kekule khuyên: “Hãy học cách nằm mơ; và có thể khi ấy bạn sẽ tìm thấy sự thực... chỉ có điều là đừng có công bố các giấc mơ, trước khi chúng được kiểm nghiệm bằng những hiểu biết tỉnh táo”.



18. LỜI TIÊN TRI KHÔNG TỰ GIÁC



Vào một ngày thu ấm áp, tiếng cười đùa của lũ trẻ không cản trở thầy giáo Rolan mơ màng ngủ gà ngủ gật. Bỗng từ tầng dưới của một kí túc xá riêng ở Kazan vang lên một tiếng nổ long trời. Chắc mẩm đã xảy ra một sự cố gì nguy hiểm, thầy vội vã lao xuống tầng hầm và lát sau lôi ra được một chú bé mặt mày tái nhợt, đầu tóc bù xù. Đó là chú bé Butlerov, một học sinh rất say mê môn hóa, lợi dụng lúc vắng người, đã bí mật biến nhà ở thành “phòng thí nghiệm” riêng của mình.



Vì hành động tinh nghịch đó, thầy đã phạt giam cậu và theo quyết định “sáng suốt” của Hội đồng nhà trường, cậu bị đã bị dẫn diễu qua nhà ăn, trước ngực đeo một tấm bảng có ghi hàng chữ lớn: “Nhà hóa học vĩ đại”.



Tất nhiên, khi nghĩ ra hàng chữ chế nhạo này, các thầy giáo của Xasa đâu có ngờ đó đã trở thành lời tiên đoán của kẻ đã “vi phạm nội quy nhà trường” sẽ trở thành nhà hóa học vĩ đại thực sự. Butlerov – niềm tự hào và vinh quang của nền khoa học Nga và thế giới.



19. KHÔNG HẸN MÀ CÙNG NHAU...



Vào cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XIX, thế giới vẫn chưa tìm ra phương pháp tích cực nào để sản xuất ra nhôm thật hiệu quả. Giá thành của nhôm thật là đắt với phương pháp điều chế của J.C.Oersted và Friedrich Wohler. Ấy vậy mà khi đã tìm ra phương pháp hữu hiệu thì có những hai nhà bác học hóa học được cấp bằng sáng chế.



Trong lịch sử khoa học và kỹ thuật có không ít những trường hợp mà hai nhà bác học trong cùng một năm đã đi đến kết luận hoặc những phát minh trùng nhau. Thế nhưng, hai nhà bác học đã cùng điện phân dung dịch muối nhôm để điều chế nhôm là Charles Martin Hall người Mỹ và Paul Heroult người Pháp này thì sự trùng hợp càng thêm “chồng chất” bởi cả hai đều sinh năm 1863, nhận bằng phát minh năm 1886 và cuối cùng như thể hẹn trước, cả hai đều mất năm 1914...
Về Đầu Trang Go down
https://10ta1.forumvi.net
 
Chuyện vui! giai thoại của các nhà Hóa học 3
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Chuyện vui! giai thoại của các nhà Hóa học 4
» Chuyện vui! giai thoại của các nhà Hóa học 5
» Chuyện vui! giai thoại của các nhà Hóa học 6
» Chuyện vui! giai thoại của các nhà Hóa học
» Chuyện vui! giai thoại của các nhà Hóa học 2

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
10TA1 :: Học tập :: Hóa-
Chuyển đến