10TA1
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
10TA1

Diễn đàn lớp 10TA1
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Chuyện vui! giai thoại của các nhà Hóa học 2

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 92
Join date : 17/11/2008

Chuyện vui! giai thoại của các nhà Hóa học 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Chuyện vui! giai thoại của các nhà Hóa học 2   Chuyện vui! giai thoại của các nhà Hóa học 2 EmptySun Nov 23, 2008 8:38 pm

8. SỐ PHẬN TRỚ TRÊU



Nhà bác học người Anh nổi tiếng Giô-det Giôn Tôm-xơn cũng giống như đa số các nhà bác học khác ở thế kỷ 19, tin tưởng mãnh liệt rằng nguyên tử là những phần tử nhỏ bé của vật chất không thể có cấu tạo nào bên trong hết.



Một hôm người trợ giáo của Tôm-xơn hỏi ông: “Ông nghĩ gì về cấu tạo bên trong nguyên tử...

- Anh bạn trẻ ạ! Tôi nghĩ rằng – nhà bác học tức giận ngắt câu hỏi – Nếu anh biết tiếng Latinh thì anh sẽ không hỏi như thế. “Nguyên tử” dịch từ tiếng Latinh có nghĩa là “không thể chia cắt được”.



Nhưng chẳng bao lâu sau, vào năm 1903 chính Tôm-xơn đã đưa ra mô hình đầu tiên giải thích cấu tạo bên trong của nguyên tử.



9. NHẦM LẪN KIM CƯƠNG VỚI THỦY TINH



Một lần vào năm 1820 ở London đã xảy ra một chuyện om sòm. Trong một buổi tối chiêu đãi các nhân vật quyền quý, một người thợ kim hoàn nổi tiếng đã nói với bá tước phu nhân (chủ nhân): “Thưa quý bà, trên ngón tay bày không phải là kim cương mà là đồ giả”.

Vào năm 1790, Straxơ – thợ kim hoàn người Viên, lần đầu đã điều chế được thủy tinh pha chì, còn gọi là phalê, với thành phần chì oxit PbO đến gần 50%. Tính chất quang học của thủy tinh này và kim cương khá giống nhau: Đều có “tia sáng” và “ánh kim cương”. Những mẩu vụn pha lê làm ta liên tưởng đến các hột xoàn. Những cục pha lê nhỏ gọi là “stras” theo tên Straxơ. Nhìn dạng bên ngoài của stras khó phân biệt với kim cương nhưng nếu tìm hiểu kỹ nó thì thấy độ cứng của nó không đạt: Nó không làm xước thủy tinh. Rõ ràng những hạt giả kim cương này đã được đem bán cho bá tước phu nhân và vì thế bà đã đeo hột xoàn lớn nhất.

Để nhuộm lại “Stras”, người ta thêm vào phối liệu nóng chảy một lượng nhỏ (0,0001%) vàng Au dưới dạng hợp chất bất kỳ của kim loại này và nhận được ngọc rubi giả màu đỏ rực. Cho coban oxit CoO vào thì sẽ biến “stras” thành thủy tinh xanh đẹp, giống như ngọc xaphia. Còn thêm vào phối liệu khi nấu pha lê một ít crôm (III) oxit (Cr2O3) thì làm cho “stras” giống như ngọc rubi (lumzud).



10. CHẾ TẠO MÁU NHÂN TẠO



Trong máu có mọi thành phần chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể: Có chất kích thích, men, kháng thể. Máu vận chuyển oxi, thải khí CO2 trong toàn bộ cơ thể. Máu gắn liền với sự sống con người. Nguồn máu chủ yếu dựa vào sự hiến máu nhân đạo của những người khỏe mạnh nhưng số người hiến máu có hạn.



Vậy tại sao không chế ra máu nhân tạo?



Năm 1966, tại Đại học Y Cincinati ở Mỹ, giáo sư Clank đã tiến hành thí nghiệm: Đem một con chuột thả vào dung dịch cacbon florua trong bình khí dung. Con chuột bị chìm xuống đáy bình khí dung. Sau một thời gian dài nó không bị chết ngạt mà vẫn sống khỏe mạnh, còn con chuột mà ngâm nước như thế sẽ chết ngạt nhanh chóng. Ông đã kết luận rằng: Cacbon florua có khả năng phân giải cho oxi lớn hơn nước 20 lần. Chuột sống trong dung dịch đủ oxi nên không chết ngạt.



Tháng 4/1979, lần đầu tiên trên thế giới công bố việc chế tạo máu nhân tạo: Gồm các thành phần sau:

1.

Cacbon florua.
2.

Glixerol.
3.

Natri clorua.
4.

Kali clorua.
5.

Canxi clorua.
6.

Natri cacbonat.



Máu nhân tạo có đặc điểm là:

- Tính chất của cacbon florua rất ổn định nên có khả năng hòa tan rất nhiều oxi. Khả năng vận chuyển oxi so với protein màu đỏ trong máu lớn hơn và có thể thải được CO2 ra ngoài.

- Máu nhân tạo có những tính chất lí, hóa ổn định, bảo quản từ 1 đến 3 năm có thể tùy ý sử dụng cho bất kỳ loại máu nào.



Song máu nhân tạo cũng có những nhược điểm:

- Không có bạch huyết cầu, không có tác dụng đề kháng.

- Không có khả năng phòng bệnh.

- Không có khả năng đông khi bị chảy máu.



Để khắc phục vấn đề này các nhà y học và hóa học tương lai có thể làm được không?



11. NỮ THẦN VALADIS



Nhà hóa học Friedrich Wohler (1800 – 1882) đáng lẽ là người phát minh ra nguyên tố vanađi, nhưng ông đã bỏ qua nguyên tố này vì không nghĩ rằng đó là một nguyên tố mới. Hai năm sau, nhà hóa học Thụy Điển Niels Sefstrem (1787 – 1845), học trò của Berzelius, tìm được vanađi và chứng minh nó là một nguyên tố mới, nên lịch sử hóa học ghi công đó thuộc về ông.



Berzelius liền sáng tác một câu chuyện nhỏ để trêu Wohler: “Ở phương Bắc xa xôi, nữ thần Valadis ngự trong lâu đài tráng lệ. Một ngày đẹp trời, có ai đó gõ cửa. Nàng kiêu ngạo “Hãy để hắn gõ thêm một lần nữa”, nhưng tiếng bước chân đã xa dần. Nàng nhìn qua cửa sổ, thoáng thấy bóng Wohler đã bỏ đi. Hai năm sau, lại có người gõ cửa. nữ thần vội vàng ra mở cửa. Sefstrem bước vào. Kết quả của cuộc gặp gỡ hạnh phúc ấy làm một đứa con mang tên Vanađi.



12. PHÁT HIỆN CHẤT NỔ HÓA HỌC



Từ một tai nạn ở phòng thí nghiệm Munich (Đức), các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra khả năng giải phóng năng lượng của bọt silic. Sau nhiều năm nghiên cứu, họ kết luận chất bọt này có sức công phá gấp 7 lần TNT.



Cách đây 3 năm, tại phòng thí nghiệm ở Munich, người ta chỉ tìm hiểu tính phản quang của bọt Si. Để tránh hiện tượng oxi hóa, mẫu thử được đặt trong môi trường chân không, sau đó người ta hạ thấp nhiệt độ xuống –1800C. Nhưng do một sự rò rỉ, oxi lọt vào bên trong và ngay lập tức chuyển thành thể lỏng bám lên trên bề mặt bọt Si tạo ra một chuỗi phản ứng hóa học dẫn đến sự bùng cháy. “Đó là một tiếng nổ long trời lở đất. Thoạt tiên chúng tôi không làm gì cả, may mà lúc đó không có ai trong phòng thí nghiệm” – Kovalev kể lại.



Sau khi phát hiện thủ phạm chính của vụ nổ là bọt Si, nhóm các nhà khoa học đã lập lại thí nghiệm trên nhiều lần. Theo Kovalev, mẫu thử Si sở dĩ có khả năng bùng phát mạnh như vậy vì hai nguyên nhân: Thứ nhất nhờ cấu trúc “bọt” nên nó có bề mặt tiếp xúc cực rộng, thứ hai ở môi trường nhiệt độ -1800C, oxi hóa lỏng nên khả năng tiếp xúc với bề mặt của bọt Si tốt hơn và toàn diện hơn oxi ở thể khí. Vì vậy chỉ trong 1 phần triệu giây, mẫu vật có thể bị đốt cháy hoàn toàn giải phóng ra năng lượng vô cùng lớn.



“Bọt Si hoàn toàn không nguy hiểm, để có thể bùng nổ phải có những điều kiện đặc biệt nên nó rất an toàn trong điều kiện thường” – Kovalev nói.



Hiện giới khoa học đã công nhận kết quả của Kovalev. Tuy nhiên làm thế nào để sử dụng nguồn năng lượng tiềm ẩn trong Si lại là cả một vấn đề. Nhà vật lý Leigh Canham (Mỹ) đã thành lập một phòng thí nghiệm riêng để nghiên cứu chất nổ theo gương Alfred Nobel. Mới đây trên tờ Scientist, ông tuyên bố rằng tương lai sẽ có nhiều vệ tinh chạy bằng Si. Tuy nhiên các đồng nghiệp tỏ ra nghi ngờ giấc mơ này của ông. Họ thừa nhận rằng, trong đám bọt Si có rất nhiều năng lượng nhưng để giải phóng nó người ta cần nhiệt độ là – 1800C. Mà điều này hoàn toàn không đơn giản khi đưa vào thực tế.
Về Đầu Trang Go down
https://10ta1.forumvi.net
 
Chuyện vui! giai thoại của các nhà Hóa học 2
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Chuyện vui! giai thoại của các nhà Hóa học
» Chuyện vui! giai thoại của các nhà Hóa học 3
» Chuyện vui! giai thoại của các nhà Hóa học 4
» Chuyện vui! giai thoại của các nhà Hóa học 5
» Chuyện vui! giai thoại của các nhà Hóa học 6

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
10TA1 :: Học tập :: Hóa-
Chuyển đến