10TA1
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
10TA1

Diễn đàn lớp 10TA1
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Chuyện vui! giai thoại của các nhà Hóa học 6

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 92
Join date : 17/11/2008

Chuyện vui! giai thoại của các nhà Hóa học 6 Empty
Bài gửiTiêu đề: Chuyện vui! giai thoại của các nhà Hóa học 6   Chuyện vui! giai thoại của các nhà Hóa học 6 EmptySun Nov 23, 2008 8:40 pm

33. NHÀ HÓA HỌC NGHIÊN CỨU



Nguyên tố hóa học ở vỏ trái đất:

*

Nhiều nhất: O=50% ; Si=26% ; Al=7,4% ; Fe=4,7% ; Ca=3,3% ; Na=2,4% ; K=2,35% ; Mg=1,9% ; H=1% ; Ti=0,6%.
*

Ít nhất: Tổng lượng poloni: 9600t ; actini 26000t ; radon<260t ; atatin 69mg!



Lượng hóa chất có trong cơ thể một người nặng trung bình 65kg:

- Lượng nước đủ để giặt một áo sơ mi.

- Lượng sắt đủ để làm một chiếc đinh 5 phân.

- Lượng đường đủ làm nửa chiếc bánh bột nhỏ.

- Lượng mỡ đủ nấu được bảy bánh xà phòng.

- Lượng photpho sản xuất được 2.200 đầu que diêm.

- Lượng lưu huỳnh đủ giết chết một con bọ chét.

- Lượng vôi trong xương đủ để trộn vữa xây một chiếc chuồng gà nhỏ.



Vậy tính giá thành các hóa chất vi lượng thêm nữa vào, một người chỉ đáng giá vẻn vẹn... 3 đô la!



Giáo sư G.Morovic trường đại học Yale cho rằng giá các chất trong cơ thể ở dạng hợp chất là:

- 1g hemoglobin: 3 đô la.

- 1g insulin: 45 đô la.

- 1g homon cmon; joliculin: 45000 đô la.

- 1g prolactin: 1700000 đô la.



Và Giáo sư Morovic cho rằng để tổng hợp nên một con người, ít nhất là 1 tỉ đô la! Đầu tư ấy quả là không có lợi mặc dù như vậy là biết con người có giá trị lắm chứ. Cho nên... nhờ “cỗ máy thiên nhiên” là tốt nhất.



34. MỘT CHUYỆN TÌNH – CẢM ĐỘNG NHƯNG...



Hồi đầu thế kỷ XIX, các nhà bác học đã phát hiện ra sắt có trong máu người dưới dạng huyết cầu tố (hemolobin). Một sinh viên khoa Hóa đã làm gì khi nghe cô gái mình yêu hỏi anh ta lấy gì làm chứng cho tình yêu đang chảy cuồn cuộn trong cơ thể anh ta?



Anh ta đã quyết định tặng người yêu dấu một chiếc nhẫn bằng... sắt nhưng không phải bằng sắt thông thường mà bằng sắt lấy từ chính máu của mình! Cứ định kỳ lấy máu ra, chàng trai thu được một hợp chất mà từ đó tách sắt ra bằng phương pháp hóa học.



Nhưng chiếc nhẫn đã không bao giờ được đeo trên tay cô gái như một bằng chứng tình yêu bởi... nó chưa được làm xong thì chàng trai đã chết vì bị mất máu, cho dù lượng sắt lấy ra khỏi cơ thể chàng chưa tới... 3g!



Các chàng trai, cô gái ngày nay vẫn rất nhớ câu chuyện này. Nhưng chẳng ai chứng tỏ tình yêu bằng cách này nữa, cho dù thật là cảm động.



35. “MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN” TRONG HÓA HỌC



Máy tính điện tử có khả năng làm được rất nhiều việc và vai trò của máy tính điện tử trong thời đại này không ai là không công nhận. Toàn bộ việc làm của con người là biết giao phó chương trình hoạt động cho máy tính điện tử. Với sự giúp đỡ của máy tính điện tử các nhà nghiên cứu biết được mọi điều về vô số quá trình hóa học phức tạp trước khi đưa chúng vào trong thực tiễn.



Nhưng các nhà hóa học đã có trong tay một “máy tính điện tử” khá khác thường mà nó được phát minh ra vào khoảng 100 năm trước khi thuật ngữ máy tính điện tử xuất hiện trong ngôn ngữ thế giới.



Bộ máy đặc biệt này chính là hệ thống tuần hoàn các nguyên tố.



Hệ thống tuần hoàn – máy tính điện tử này – tạo nên khả năng tiên đoán sự tồn tại của các nguyên tố chưa biết, chưa được khám phá ngay cả ở trong phòng thí nghiệm. Và không chỉ tiên đoán mà còn mô tả tính chất của chúng.



Máy tính điện tử này cho biết đó là kim loại hay phi kim, nặng như chì hay nhẹ như natri... và nên tìm kiếm những nguyên tố bí mật trong các loại khoáng sản nào của trái đất.



Máy tính điện tử này – sản phẩm vĩ đại mà Mendeleyev là người sáng chế - đưa hóa học tiến thật xa.



36. VÀI CHUYỆN TỨC CƯỜI TẠI LỄ KỈ NIỆM NGUYÊN TỐ FLO



Năm 1986, tại Paris, các nhà hóa họ của nhiều nước đã họp nhau lại để kỉ niệm 100 năm ngày Henri Moissan (1852 – 1907), nhà hóa học Pháp khám phá ra khí flo tự do. Tại buổi lễ đã có nhiều người phát biểu, nhiều báo cáo khoa học được trình bày và thậm chí đã phát hành loại tem kỉ niệm.



Và cũng trong buổi lễ kỉ niệm đó đã diễn ra những chuyện tức cười. Nhà họa sĩ phác thảo mẫu tem đã quyết định trình bày trên con tem phát minh của Moissan. Thế nhưng trên con tem, họa sĩ đã trình bày không phải là phương trình phản ứng phân hủy điện hóa flohidric tinh khiết để tạo khí flo tự do do Moissan tìm ra mà là phương trình của phản ứng ngược lại với nó. Hóa ra là người ta đã kỉ niệm nhà hóa học xuất chúng người Pháp đã phát minh ra sự tương tác giữa flo và hidro.



M.Gutlitski, báo cáo viên người Mỹ, đã gây ra một chuyện tức cười khác. Ông đã chứng minh rằng khí flo được tìm thấy không phải vào năm 1886 mà là vào năm 1881. Người phát minh ra nó không phải là Moissan mà là Bohuslay Brauner, nhà hóa học Tiệp Khắc. Brauner đã xác định được rằng khi đốt nóng CeF4 (do ông tìm ra dưới dạng đihiđrat) sẽ tạo ra hơi nước, HF và một chất khí khác có mùi hăng...



Theo M.Gutlitski, cùng với một số thí nghiệm khác. Brauner đã chứng minh được rằng hỗn hợp khí đó có bao hàm khí flo tự do, sau khi công bố các kết quả thí nghiệm của mình trên các tạp chí hóa học có uy tín nhất. Quả thật, Brauner cũng có dè dặt khi tuyên bố rằng mình đã phát minh nguyên tố thứ 9. Báo cáo viên đã đưa ra một câu hỏi: Phải chăng đó là cơ sở để phủ nhận quyền ưu tiên của Brauner.



Không nên nghĩ rằng sau bản báo cáo đó, những người tổ chức buổi lễ đã nản chí và tuyên bố giải tán hội nghị. Ở phòng bên, cạnh phòng họp có bán một tuyển tập “Kỉ niệm 100 năm đầu tiên ngày tìm ra khí flo”. Trong tuyển tập đã nói rõ: Sự thận trọng của Brauner là đúng. Sau ông, nhiều người đã lặp lại thí nghiệm trên nhưng không ai tìm ra được khí flo tự do trong hỗn hợp được tạo nên.



37. GALI VÀ HAI NHÀ BÁC HỌC



Khi xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố, bằng lý thuyết của mình, Mendeleyev đã tiên đoán sự tồn tại của một số nguyên tố và gali là nguyên tố đầu tiên mà ông tiên đoán, được tìm thấy trong thiên nhiên. Người tìm ra nguyên tố này là nhà quang phổ học người Pháp Lecoq de Boisbaudran khi phân tích quặng kẽm ở gần thung lũng Argefnee. Ông thông báo điều này trên tạp chí “Báo cáo của Viện Hàn Lâm Khoa Học Paris” vào ngày 27/8/1875. Ông đề nghị đặt tên nguyên tố mới là gali với lý do “tôn vinh nước Pháp” (vốn có tên cũ là Gaule). Song ông cũng có ý “lưu danh muôn thuở” vì Lecoq; tên ông có nghĩa là “con gà trống”, tiếng Latinh là gall. Thật là “một công đôi việc”.



Tháng 11/1875, tạp chí này đến St.Peterburg, thủ đô nước Nga. Người vui mừng không kém cha đẻ của nguyên tố mới là Mendeleyev, dù trong bài báo Lecoq di Boisbaudran không một lần nhắc đến tên ông. Chẳng có gì đáng trách! Chẳng qua vì nhà quang phổ học vốn không quan tâm đến hóa lý thuyết và vô cơ, nên chưa từng biết đến phát minh vĩ đại của nhà bác học Nga. Đêm hôm đó, Mendeleyev viết đến Viện Hàn Lâm Khoa Học Paris một bài báo bằng tiếng Pháp nhan đề “Nói về sự khám phá ra gali”, trong đó ông đính chính những số liệu nhà bác học Pháp đưa ra, theo dự đoán của ông. Ông kết luận “Phát hiện ra gali của Lecoq de Boisbandran – mà cho phép tôi được coi là một trong những người bạn của mình – là một dẫn chứng đầy thuyết phục của định luật tuần hoàn”. Một tuần sau, bức thư đến tay Lecoq di Boisbaudran. Ông vội lặp lại thí nghiệm và thấy Mendeleyev đoán đúng. Ông gởi tặng nhà bác học Nga một tấm ảnh với dòng chữ: “Xin gởi tới Ngài lòng kính trọng sấu sắc và rất vinh dự được Ngài nhận làm bạn”.



Từ đó, hai người trao đổi thư từ rất thân mật. Trong một bức thư, Lecoq tha thiết mời Mendeleyev đến dự đám cưới của con gái mình, song Mendeleyev không tới được.



Năm 1879, Mendeleyev báo cáo các bổ sung về định luật tuần hoàn có trình bày mẫu gali kim loại, quặng thạch anh chứa gali và một số hợp chất khác của gali, do Lecoq gởi tặng.



Mãi 15 năm sau, vào năm 1890, hai nhà bác học mới gặp nhau tại Paris. Trong buổi chiêu đãi của Lecoq có mặt hầu hết các nhà hóa học nổi tiếng của Pháp.
Về Đầu Trang Go down
https://10ta1.forumvi.net
caytrevietnam




Tổng số bài gửi : 8
Join date : 29/11/2008

Chuyện vui! giai thoại của các nhà Hóa học 6 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện vui! giai thoại của các nhà Hóa học 6   Chuyện vui! giai thoại của các nhà Hóa học 6 EmptySat Nov 29, 2008 8:24 pm

chiến có biết đất hiếm là họ nguyên tố nào ko? 3 nước nào có trữ lượng lớn nhất
Về Đầu Trang Go down
 
Chuyện vui! giai thoại của các nhà Hóa học 6
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Chuyện vui! giai thoại của các nhà Hóa học
» Chuyện vui! giai thoại của các nhà Hóa học 2
» Chuyện vui! giai thoại của các nhà Hóa học 3
» Chuyện vui! giai thoại của các nhà Hóa học 4
» Chuyện vui! giai thoại của các nhà Hóa học 5

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
10TA1 :: Học tập :: Hóa-
Chuyển đến